Thi công tấm gạch mát chống nóng cách nhiệt tại Hồ chí minh
Để bảo đảm hiệu quả cách nhiệt và chống nóng cho công trình khi thi công tấm gạch mát. Trong bài viết này, Cách Nhiệt Phát Đạt sẽ hướng dẫn chi tiết cách thi công tấm gạch mát (gachmat) một cách cơ bản và hiệu quả nhất cho từng hạng mục.
Hiện nay tấm gạch mát (gachmat) có thể được ứng dụng vào rất nhiều các hạng mục khác nhau. Vì vậy, trước khi tìm hiểu việc thi công tấm gạch mát (gachmat) đúng cách hay thi công tấm gạch mát (gachmat) như thế nào? Bạn cần tìm hiểu sơ bộ về tấm gạch mát và những ứng dụng của tấm gạch mát để có thể đưa vào đúng từng hạng mục khác nhau của công trình khi cần thiết.
Thi công chống nóng bằng tấm Gạch mát tại Biên Hòa
Thông tin cơ bản về tấm gạch mát cách nhiệt.
Tấm gạch mát (gachmat) là vật liệu trong xây dựng có tính năng cách nhiệt – chống nóng, cách âm, không thấm nước và đặc biệt là không cháy lan.
Tấm gạch mát được cấu tạo bởi 3 lớp, lõi PU (Polyurethane) ở giữa, và 2 lớp xi măng đặc chủng bên ngoài bề mặt sản phẩm.
Ứng dụng của tấm gạch mát vào các hạng mục công trình
Tấm gạch mát có thể được sử dụng để chống nóng và cách nhiệt tại các hạng mục sau:
- Chống nóng, cách nhiệt cho nhà mái bằng, nhà mái bê tông.
- Chống nóng, cách nhiệt cho nhà mái tôn, mái ngói.
- Chống nóng cho tường nhà hướng Tây
- Làm trần nhà vừa để trang trí vừa chống nóng và cách nhiệt: trần thả, trần giật cấp, trần chìm… (thay thế hoàn toàn được các loại vật liệu tương đương như trần tôn, trần thạch cao để tăng độ bền cho công trình…)
- Làm lót sàn chống ẩm.
- Làm vách ngăn phòng.
Hướng dẫn chi tiết cách thi công tấm gạch mát chống nóng cách nhiệt.
Dụng cụ để thi công tấm gạch mát (gachmat) bao gồm:
- Tấm gạch mát
- Vít, nở, long đen.
- Bột trét, bột bả và sơn màu hoàn thiện.
- Máy khoan, máy bắn vít.
- Lưới gia cường, lưới thép mắt cáo chống nứt bề mặt.
- Đồ bảo hộ lao động
- Các vật dụng khác như: giàn giáo, dây treo, dây bảo hiểm, búa đinh, thước cân bằng, keo FOAM PU, keo silicon A500…
-
Thi công tấm gạch mát làm trần thả.
Để thi công tấm gạch mát (gachmat) làm trần thả, bạn cần phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định độ cao của trần công trình.
Bạn cần phải xác định được chiều cao của trần bằng bằng tia laser hoặc ốp nivo. Sau đó, bạn cần phải dùng bút đánh dấu lại những chỗ trần nổi để tính toán khung xương sao cho hợp lý nhất.
Bước 2: Cố định thanh viền tường.
Phụ thuộc vào từng loại mặt bằng công trình, vách tường, không gian lắp đặt. Bạn có thể sử dụng khoan hoặc búa đóng đinh thép để cố định thanh viền tường vào tường hoặc vách (tường hoặc vách công trình hiện nay chủ yếu là bê tông nên sẽ phải dùng máy khoan). Khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan tiêu chuẩn không quá 300mm. Bạn nên đo đạc để tính toán khoảng cách lỗ khoan cho đều trước khi khoan.
Xem thêm: Bảng báo giá tấm gạch mát(gachmat) mới nhất 2020
Bước 3: Phân chia khổ tấm/phân chia trần.
Việc phân chia của mỗi loại vật tư sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích thước của sản phẩm. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng tấm gạch mát (gachmat) để làm trần thả thì nên theo các kích thước đó là: 600mmx600mm, 610mmx1200mm. Đây là khoảng cách tâm điểm giữa thanh chính và thanh phụ.
Bước 4: Móc
1200mmx1220mm là khoảng cách tối đa giữa các điểm treo. Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 600mmx610mm.
Bước 5: Móc và liên kết thanh chính.
Sử dụng khung xương kết nối với nhau bằng cách gắn lỗ liên kết chéo trên 2 đầu thanh chính, khoảng cách móc treo trên thanh chính theo khẩu độ 800mm-1200mm. Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo mái theo khoảng cách tiêu chuẩn quy định và đo độ phẳng của khung.
Bước 6: Móc và liên kết thanh phụ.
Bạn sử dụng 2 thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính với đầu ngàm của thanh phụ với khoảng cách 600mm (hoặc 610mm)
Bước 7: Điều chỉnh
Sau khi đã hoàn tất các thanh chính và thanh phụ cho thích hợp thì cần phải điều chỉnh cho khung xương cho chắc chắn, thẳng hàng và bề mặt khung đảm bảo phẳng. Có thể sử dụng dây, laser hoặc thước để kiểm tra độ cân bằng cho đúng.
Bước 8: Đưa tấm vào khung.
Đối với tấm gạch mát (gachmat) nên sử dụng 1 kích thước để làm trần thả là 600mm*610mm.
Lưu ý: Để đảm bảo tính thẩm mỹ thì nên sơn lại màu tấm theo sở thích hoặc yêu cầu của chủ đầu tư trước khi đưa tấm vào khung.
Bước 9: Xử lý viền trần
Đối với sườn trần bạn nên sử dụng cưa hoặc kéo để cắt đi phần viền thừa hoặc dùng cưa răng nhuyễn, lưỡi dao bén vạch trên bề mặt tấm trần và cuối cùng là dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Bước 10: Nghiệm thu và vệ sinh.
Là bước cuối cùng nhưng rất quan trọng. Cần phải kiểm tra lại toàn bộ công trình, các lỗi kĩ thuật nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, cân bằng bề mặt trước khi bàn giao.
-
Thi công tấm gạch mát làm trần chìm hoặc giật cấp.
Bước 1: Xác định vị trí và lắp đặt thanh viền tường.
- Xác định độ cao treo trần và đánh dấu vị trí của thanh viền tường trên tường chu vi
- Liên kết thanh viền tường vào vị trí đã đánh dấu bằng liên kết thích hợp.
Bước 2: Xác định vị trí và lắp các bộ ty treo.
- Gắn nở đạn hoặc pát Z lên kết cấu trần và kiểm tra chiều cao khoảng hở của trần.
- Gắn ty ren vào tường vị trí nở đạn.
Bước 3: Lắp thanh xương chính vào bộ ty treo, sau đó lắp thanh xương phụ vào thanh xương chính.
Bước 4: Liên kết tấm vào khung xương, sao cho chiều dài tấm gạch mát cùng chiều với thanh xương chính.
Bước 5: Tiếp theo, bắn các tấm gạch mát và khung xương trần.
Bước 6: Lắp thanh V lưới ở góc ngoài trần giật cấp.
Bước 7: Xử lý khe nối bằng băng keo giấy đục lỗ và bột trét. Bả bề mặt bằng bột bả ngoại thất dulux sau đó trà bề mặt cho phẳng mịn trước khi sơn hoàn thiện.
-
Thi công tấm gạch mát chống nóng cho mái bằng, mái bê tông sân thượng.
Tùy vào mục đích sử dụng của từng gia đình đối với trần nhà để tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả chống nóng. Dưới đây là 2 phương án thi công tấm gạch mát cho hạng mục nhà mái bằng, nhà mái bê tông.
Phương án 1: Đối với mái thường xuyên sử dụng với mục đích nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm sân phơi, trồng cây…
Bước 1: Đảm bảo mái đã được xử lý chống thấm.
Bước 2: Trường hợp bề mặt mái chưa phẳng cần tạo phẳng bằng xi măng, cát.
Bước 3: Đặt tấm gạch mát(gachmat) kín khít toàn bộ bề mặt mái.
Lưu ý: Các tấm gạch mát phải đặt sát nhau kín khít.
Bước 4: Dải 1 lớp lưới mắt cáo lên bề mặt tấm gạch mát.
Bước 5: Sau đó cán phẳng 1 lớp vữa từ 2cm – 5cm và lát gạch trang trí, gạch đỏ để hoàn thiện.
Lưu ý: Để bảo đảm lớp gạch trang trí, gạch đỏ hoản thiện không bị phồng, vỡ. Trong quá trình thi công cần tạo rãnh xung quanh bề mặt mái từ 5 – 10cm nhằm giúp cho nước thoát nhanh khi trời mưa và đảo bảo được sự giãn nở khi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ.
Phương án 2: Mục đích duy nhất sử dụng tấm gạch mát để chống nóng, cách nhiệt cho mái nhà.
Thực hiện đầy đủ các bước trong phương án 1: từ bước 1 tới bước 5 và không cần lát gạch đỏ, trang trí.
Ngoài ra có thể sử dụng các bước sau:
Bước 1: Đảm bảo mái đã được xử lý chống thấm 100%
Bước 2: Tạo phẳng bề mặt.
Bước 3: Bơm keo FOAM PU để liên kết tấm gạch mát và bề mặt mái.
Bước 4: Đặt tấm gạch mát lên bề mặt mái tại các vị trí đã bơm FOAM PU trước đó. Lưu ý FOAM PU được bơm tới đâu cần phải đặt tấm đến đó.
Bước 5: Xử lý các mỗi nối, khe hở nhỏ bằng keo silicon A500 và khe hở lớn bằng FOAM PU.
-
Thi công tấm gạch mát dưới mái.
Tùy vào hiện trạng mái của mỗi gia đình để thi công gạch mát. Sau đây là 2 phương án thi công gạch mát dưới mái thông dụng nhất.
Phương án 1: Chống nóng dưới mái bằng, mái bê tông.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt trần.
Bước 2: Định vị tấm gạch mát trên trần, sau đó khoan lỗ xuyên qua gạch mát sâu vào trần tối thiểu 3cm để đảm bảo độ chắc chắn, an toàn và hiệu quả khi sử dụng lâu dài.
Bước 3: Lắp nở nhựa vào lỗ đã khoan và bắt vít, 1 tấm 1200*2440mm cần 9 đến 12 con vít.
Lưu ý: Thêm long đen để tăng diện tích kết nối giữa đầu vít và tấm gạch mát.
Bước 4: Xử lý các mối nối giữa của tấm gạch mát bằng băng dính lưới và bột bả.
Bước 5: Bả toàn bộ bề mặt hoặc lăn/phun sơn trực tiếp lên bề mặt tấm gạch mát.
Phương án 2: Chống nóng dưới mái tôn có hệ xương sắt hoặc mái ngói
Bước 1: Lắp đặt thêm hệ xương đảm bảo khoảng cách xương chính 1200mm, xương phụ 600mm. (Có thể tận dụng xương sắt có sẵn để giảm thiểu chi phí).
Lưu ý: Toàn bộ bề mặt hệ khung xương phải phẳng để đảm bảo thẩm mỹ và lắp đặt tấm.
Bước 2: Bắn tấm gạch mát lên hệ xương. Liên kết giữa tấm gạch mát và xương bằng vít (vít dùng là vít bắn tấm thạch cao thông dụng, vít sắt có long đen).
Bước 3: Xử lý các điểm nối giữa các tấm gạch mát.
- Đối với trần không cần hoàn thiện hoặc dán giấy cần xử lý các mối nối tấm bằng keo silicon
- Đối với trần sơn bả cần xử lý mối nối bằng bang dính lưới và bột trét mạch.
Bước 4: Hoàn thiện sơn bả hoặc dán giấy dán.
-
Thi công tấm gạch mát làm vách ngăn.
Các bước thi công tấm gạch mát làm vách ngăn:
Bước 1: Dựng khung xương cố định ( xương thạch cao, xương sắt hộp)
Bước 2: Đưa gạch mát bắn vào hệ khung xương
Bước 3: Xử lý đầu vít bằng bột trét.
Xử lý mối nối tấm (dán băng dính lưới sau đó dùng bột trét)
Bước 4: Sau đó bả bằng bột bả ngoại thất có khả năng bám dính tốt như dulux, mycolor…
Bước 5: Tiếp theo trà bề mặt tường đã bả và sơn lên bề mặt.
-
Thi công tấm gạch mát (gachmat) chống nóng cho tường nhà hướng Tây.
Phương án 1: Thi công tấm gạch mát chống nóng bên ngoài tường.
Bước 1. Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt tường, xử lý các vệt nứt nếu có và đảm bảo tường đã được sơn chống tấm toàn bộ bề mặt.
Bước 2: Bắn tấm gạch mát vào tường bằng vít nở có long đen.
Bước 3: Xử lý đầu vít và mối nối giữa các tấm bằng keo silicon A500 hoặc sơn chống thấm(Lưu ý đặt so le giữa các tấm để giảm thiểu tình trạng nứt mạch)
Đối với 1 số công trình có tính thẩm mỹ cao như biệt thự cao cấp cần xử lý đầu vít và mối nối bằng bằng dính lưới và bột trét mạch.
Bước 4: Bả toàn bộ bề mặt bằng bột bả có chất lượng cao, khả năng bám dính tốt.
Bước 5: Lăn sơn hoàn thiện bề mặt.
Lưu ý: Phụ thuộc vào kinh phí và yêu cầu của chủ đầu tư để lựa chọn phương án thi công khác nhau: có thể bả toàn mặt hoặc không bả và có thể lăn sơn hoặc không.
Phương án 2: Thi công tấm gạch mát chống nóng giữa tường.
Bước 1: Xây thô lớp tường gạch đầu tiên.
Bước 2: Đặt tấm gạch mát vào giữa tường xây thô
Bước 3: Xây thô lớp tường thứ 2 sát vào lớp gạch mát vừa đặt.
Bước 4: Sau khi kết thúc tấm và hết hàng gạch thứ 2 cần phải có 1 hàng gạch ngang khóa lại 2 hàng gạch để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ của bức tường.
Bước 5: Trát bề mặt hoàn thiện
Phương án 3: Thi công tấm gạch mát chống nóng bên trong tường
Bước 1: Bắt tấm gạch mát vào tường bằng vít, nở và long đen.
Bước 2: Xử lý đầu vít bằng bột trét và mối nối bằng bang dính lưới + bột trét mạch.
Bước 3: Bả toàn bộ bề mặt bằng bột bả có độ bám dính cao
Bước 4: Ráp phẳng toàn bộ bề mặt sau khi lớp bả khô
Bước 5. Lăn sơn lót và sơn màu hoàn thiện
Cách bảo quản tấm gạch mát khi chưa sử dụng.
Trường hợp thi công công trình trong thời gian dài, cần bảo quản tấm đúng cách để giữ tính thẩm mỹ và chất lượng của tấm. Nên bảo quản tại các vị trí ít có sự tác động của ngoại lực, nắng, mưa để tấm không bị gãy, vỡ tấm.
Trên đây là những chia sẻ cơ bản để thi công tấm gạch mát cho các hạng mục chống nóng. Để tìm hiểu thêm thông tin về tấm gạch mát cũng như phương án thi công phù hợp. Xin vui lòng liên hệ tới Phát Đạt
Chế độ bảo hành: Tấm gạch mát (gachmat) được bảo hành 20 năm về khả năng cách nhiệt kể từ ngày Phát Đạt giao hàng có xác nhận của 2 bên.
Thi công chống nóng bằng tấm Gạch mát tại Biên Hòa
TP HCM, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Pingback: Thi công chống nóng tại thành phố Hồ Chí Minh - Cách nhiệt Phát Đạt
Pingback: Địa chỉ thi công panel cách nhiệt Q5 tại tphcm - Cách nhiệt Phát Đạt
Pingback: Địa chỉ thi công panel cách nhiệt Q4, TPHCM - Cách nhiệt Phát Đạt
Pingback: Địa chỉ thi công panel cách nhiệt Q6, TPHCM - Cách nhiệt Phát Đạt
Pingback: Tấm Vách Panel Chống Cháy Loại Nào Là Tốt Nhất? - Cách nhiệt Phát Đạt