Tấm Sandwich Panel là loại vật liệu xây dựng không còn xa lạ trong ngành xây dựng hiện nay và ngày càng được sử dụng phổ biến. Với đặc điểm giá thành hợp lý và độ linh hoạt cao nên tấm Panel được ứng dụng cho rất nhiều công trình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những điểm giống nhau, khác nhau và công năng giữa 2 loại vật liệu này. Hãy cùng Phát Đạt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vách Panel là gì?
Vách Panel hay còn gọi là tấm panel tường là một loại vật liệu xây dựng mới có thể thay thế cho tường gạch truyền thống. Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, có cấu tạo 3 lớp với trọng lượng nhẹ và độ bền cao. Tấm vách Panel được CĐT, các nhà thầu, … lựa chọn sử dụng làm trần, vách ngăn hay cửa cho các công trình nhà xưởng, kho lạnh, trường học, nhà tạm, …
Dãy nhà trọ bằng tấm Panel
Nhờ khả năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy; tấm vách Panel giúp ngăn chặn nhiệt độ và các tác nhân từ môi trường bên ngoài tác động vào bên trong.
Phân biệt vách Panel
Các tấm vách Panel đều có cấu tạo 3 lớp gồm 2 lớp tôn bên ngoài và lớp lõi ở giữa (xốp EPS, Rockwool, Glasswool, Pu, …). Do vậy, việc phân biệt tấm vách Panel sẽ phụ thuộc vào độ dày tôn và vật liệu bên trong lõi.
Vách trong Panel
Tấm vách trong Panel có cấu tạo 2 lớp bên ngoài là tôn nền bao bọc lớp lõi ở giữa (xốp EPS, Rockwool, Glasswool, PU, …) giúp bảo vệ tấm Panel và chống va đập. Tấm có khả năng cách âm ,cách nhiệt và chống cháy hiệu quả.
Vách ngoài Panel
Tấm vách ngoài Panel có cấu tạo bởi 2 lớp bên ngoài là tôn có sơn tĩnh điện có tác dụng chịu lực tốt, chống va đập và bảo vệ cho tấm Panel chống lại các tác động từ môi trường bên ngoài, chống gỉ sét khi gặp trời mưa. Lớp giữa là lớp lõi (xốp EPS, Rockwool, Glasswool, PU, …) có tác dụng cách âm, cách nhiệt và chống cháy vượt trội cho các công trình.
Nhà máy sử dụng vách ngoài Panel
Sự khác biệt giữa vách trong Panel và vách ngoài Panel
Trên thị trường ngành xây dựng hiện nay đã xuất hiện rất nhiều loại Panel khiến thị trường trở nên đa dạng, phong phú hơn. Tuy nhiên mỗi loại Panel đều có những điểm mạnh cũng như điểm yếu mà ít ai để ý. Chính vì thế CĐT, các nhà thầu cần phải cân nhắc lựa chọn vật liệu phù hợp với từng công trình của mình.
Về cấu tạo
Cấu tạo tấm vách ngoài Panel
Cấu tạo vách trong Panel
Điểm giống nhau
- Đều là vật liệu xây dựng dạng nhẹ, hiện nay cả 2 loại vách trong Panel và vách ngoài Panel rất được ưa chuộng tại các công trình từ dân dụng đến công nghiệp.
- Đều có cấu tạo 3 lớp gồm 2 lớp bên ngoài là tôn mạ kẽm, lớp lõi bên trong và kích thước sử dụng tương đương nhau.
- Đều có độ dày tấm theo kích thước 50mm, 75mm, 100mm, 150mm.
- Đều có khổ rộng theo kích thước 1020mm, 1170mm, 950mm, … và kích thước chiều dài cắt theo yêu cầu của khách hàng.
Điểm khác nhau
- Vách ngoài Panel có phủ 1 lớp AZ cao hơn vách trong. Đây là lớp kẽm bảo vệ tôn chống lại mọi thời tiết khắc nghiệt của môi trường.
- Độ dày tôn vách ngoài Panel từ 0.4 – 0.5mm và vách trong Panel từ 0.25 – 0.35mm
Về mẫu mã
Điểm giống nhau
- Đều có 2 mẫu mã.
- Đa dạng màu sắc.
Điểm khác nhau
- Vách ngoài Panel có 2 mẫu gồm: một gân to và nhiều gân nhỏ, hai gân to và nhiều gân nhỏ. Vách trong Panel có 2 mẫu gồm: phẳng và nhiều sóng nhỏ.
- Vách ngoài Panel có đầy đủ màu trong bảng màu tôn: xanh xương, xanh ngọc, đen, xám, đỏ, vàng kem, … Vách trong Panel có 4 màu: vàng kem, trắng sữa, trắng sứ, vân gỗ.
Về công năng sử dụng
Sử dụng vách ngoài Panel lắp dựng nhà xưởng
Sử dụng vách trong Panel vân gỗ làm trần
Điểm giống nhau
- Đều sử dụng làm vách thay thế tường gạch truyền thống.
- Đều có tuổi thọ cao lên đến 10 – 20 năm và có thể di chuyển tái sử dụng.
Điểm khác nhau
- Vách ngoài Panel thường được sử dụng làm vách tường bao quanh công trình. Còn vách trong Panel thường được sử dụng làm trần, vách ngăn phòng và sản xuất cửa Panel.
- Vách ngoài Panel có khả năng chống lại thời tiết khắc nghiệt của môi trường bên ngoài tốt hơn và trong thời gian lâu hơn.
Về phương án triển khai
Điểm giống nhau
- Thời gian thi công nhanh chóng.
- Đều lắp đặt kết hợp sử dụng với phụ kiện dựng thành khung xương.
Điểm khác nhau
- Vách ngoài Panel lắp đặt sử dụng các phụ kiện tôn, còn đối với vách trong Panel lắp đặt sử dụng phụ kiện U, V nhôm.
- Phương án triển khai thi công vách ngoài Panel gồm 4 bước
Thi công lắp đặt vách ngoài Panel
+ Bước 1: Hàn thép hộp.
+ Bước 2: Lắp đặt chân Z chống nước.
+ Bước 3: Lắp đặt vách ngoài Panel.
+ Bước 4: Hoàn thiện các loại ốp.
- Phương án triển khai thi công vách trong Panel gồm 2 bước
Thi công lắp đặt vách trong Panel
+ Bước 1: Bắn phụ kiện U, V thành khung xương.
+ Bước 2: Lắp đặt vách trong Panel, cửa và đi silicon.
Trên đây là những so sánh sự khác biệt giữa vách ngoài Panel và vách trong Panel dựa trên những tiêu chí cơ bản mà ít người biết. Tùy theo từng mục đích sử dụng, nhu cầu xây dựng mà quý khách hàng chọn sản phẩm phù hợp nhất với công trình của mình. Chúc các bạn luôn thành công!
Quý khách hàng liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 0899.886.999 để được tư vấn chính xác nhất.
phương